CÁC LOẠI VẢI MAY ÁO KHOÁC ĐỒNG PHỤC CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
Áo khoác đồng phục thường được mặc vào mùa thu đông. Lúc này thời tiết se lạnh nên việc chọn vải may quần áo phù hợp để giữ ấm cơ thể là một việc vô cùng quan trọng. Vải cần có độ dày, nhẹ, chống thấm tốt, mềm mại…Dưới đây, Đồng phục Kiến Vàng sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về các chất liệu áo khoác gió đồng phục, giúp bạn có thêm những kiến thức về các loại vải và tìm cho mình được mẫu vải phù hợp với thiết kế của mình
1.Vải Micro
Vải micro là lựa chọn hàng đầu của các công ty may áo khoác đồng phục khi may đồng phục áo khoác. Đây là loại vải sợi tổng hợp được tạo thành từ hai hợp chất là Polyamide và Polyester theo tỷ lệ 80/20 (80% là polyester và 20% là polyamide), 75/25 hoặc 70/30. Vì vậy, vải tích hợp được các tính năng cần thiết của cả sợi Polyamide lẫn Polyester như độ bền, mềm dẻo của sợi polyester cùng khả năng hấp thụ nhiệt tuyệt vời của sợi Polyamide.
Với ưu điểm là độ dày tốt, cùng với cấu tạo của nhiều sợi tơ li ti tại mặt bên trong áo khoác, chất liệu này tạo cảm giác mềm mịn, trơn bóng cực kỳ thoải mái khi mặc lên người. Ngoài ra ưu điểm vượt trội nhất của vải micro phải kể đến đó là khả năng kháng ẩm kháng khuẩn cùng độ bền vượt trội hơn so với các loại vải thông thường khác.
Theo các nghiên cứu thì sợi micro có khả năng thấm hút nước gấp 7 lần so với trọng lượng của nó, tốc độ khô của sợi vải cao gấp 3 lần các chất liệu vải khác. Tuy nhiên, đôi khi vải micro sẽ tạo ra cảm giác nóng vào mùa hè. Bạn hoàn toàn có thể khắc phục nhược điểm này bằng cách trao đổi với các công ty may áo đồng phục như đồng phục Kiến Vàng sẽ kết hợp một lớp lưới mỏng bổ sung giúp tản nhiệt, lưu thông không khí nên có thể mặc thoải mái suốt bốn mùa
2. Vải suýt
Chiếm hơn 50% các sản phẩm áo khoác đồng phục trên thị trường, vải suýt là một trong những chất liệu vải may áo khoác theo yêu cầu phổ biến nhất hiện nay. Vải suýt được làm từ chất liệu vải sợi polyester tổng hợp từ các hợp chất của nước, than đá, dầu mỏ… Đây là dòng vải 2 mặt hay nói một cách dễ hiệu thì mặt trái và mặt phải của vải là hoàn toàn khác nhau với màu sắc nhạt hơn ở mặt trái.
Mặc dù không có độ dày tốt như vải micro nhưng bù lại các sản phẩm áo khoác đồng phục được may từ vải suýt thường không có giãn, ít nhăn, có độ bền cao, dễ thấm nước, chống nắng tốt đặc biệt có khả năng chống ẩm, chống bám bụi tốt và giá thành lại có phần rẻ hơn so với các loại vải khác trên thị trường. Do đó, loại vải này thường được doanh nghiệp Việt Nam chọn để đặt may áo may đồng phục cho nhân viên, nhất là các công ty giao nhận, vận chuyển hàng hóa.
3. Vải Polyester
Vải Polyester là một loại vải tổng hợp thường được dùng để may áo khoác. Do vải Polyester có độ bền rất cao, không nhăn nhúm và có khả năng chống lại nước. Vì vậy chúng luôn được lựa chọn ưu tiên sử dụng để may các loại áo khoác đi mưa. Ngoài ra vải cũng rất nhanh khô, nhẹ đem lại cảm giác thoải mái cho người mặc. Vải polyester có độ bền rất cao, nên áo khoác làm từ chất liệu này sẽ ít bị bào mòn hay hư hỏng, sử dụng được lâu dài. Tuy nhiên vải polyester lại chỉ thích hợp với mùa mưa, mùa hè sẽ gây nóng bức, khó chịu cho người mặc nhất là những ngày nhiệt độ cao, oi bức
4. Vải Nylon
Vải Nylon cũng là một loại vải có cấu tạo từ nguyên liệu tổng hợp. Vải nylon có độ bền rất cao, nên khi thường xuyên mặc áo khoác đi ngoài trời mưa vải cũng sẽ không bị hỏng. Chất liệu có khả năng bám màu tốt và khi giặt phơi cũng rất nhanh khô. Vải nylon cũng là một loại vải ít nhăn, nên cách bảo quản vải nylon cũng khá đơn giản. Và vải nylong cũng chỉ phù hợp với mùa mưa còn mùa hè cũng rất nóng và bí nên hạn chế khi sử dụng. Mặc dù vải nylon được sản xuất số lượng lớn và có giá thành thấp
5. Vải Polyurethane
Vải Polyurethane là loại vải giả da được làm từ các nguyên liệu tổng hợp. Vải cũng sẽ được dệt từ cotton và một số loại sợi khác, sau đó được phủ lớp PU nhằm tạo bề mặt như vải da như thật. Vải cũng khá nhẹ và giặt cũng nhanh khô. Vải polyurethane giữ phom dáng khá tốt, có thời gian sử dụng lâu dài và có giá thành rẻ. Vải còn tạo ra được độ thẩm mỹ cho người dùng khi bề mặt giả da trông như da thật. Tuy nhiên nhược điểm của vải Polyurethane không thoáng khí, dễ gây ra sự khó chịu cho người mặc khi trời nắng. Vải cũng khó bảo quản hơn, nếu như áo khoác tiếp xúc nhiều với nhiệt độ cao sẽ gây ra hiện tượng nổ da, làm mất đi vẻ đẹp bên ngoài áo. Ngoài ra vải cũng không thân thiện với môi trường, và cũng không thích hợp với những làn da nhạy cảm.
Hy vọng, qua bài viết bạn sẽ tìm được cho mình loại vải may áo khoác đồng phục phù hợp nhất cho yêu cầu công việc cũng như thời tiết trong năm.